Bản tin sáng ngày 04/06/2024
Giá dầu giảm mạnh sau khi kết thúc phiên giao dịch hôm thứ Hai do OPEC+ quyết định gia hạn việc cắt giảm sản lượng đến năm 2025, nhưng cũng đưa ra các phương án loại bỏ dần việc cắt giảm từ tháng 10 năm nay làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư thừa nguồn cung.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/6/2024, giá dầu Brent và WTI đồng loạt giảm mạnh. Giá dầu Brent giảm từ 81,11 USD/thùng xuống mức 78,36 USD/thùng, tương đương với mức 3,4%. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 7 tháng 2 giá dầu Brent đóng phiên ở mức thấp hơn 80 USD/thùng. Giá dầu WTI đóng phiên ở mức thấp nhất trong 4 tháng gần đây với mức 74,22 USD/thùng, giảm 2,77 USD hay 3,6% so với kết thúc phiên giao dịch ngày 31/5/2024.
Xung đột Isreal-Hamas đi tới hồi kết?
Có thông tin từ trợ lý Thủ tướng Isreal cho biết Isreal đã chấp nhận một thỏa thuận để có thể hướng tới việc chấm dứt cuộc chiến tại Gaza mặc dù thỏa thuận này vẫn chưa đầy đủ, điều này tăng khả năng chấm các cuộc xung đột tại Trung Đông và các hoạt động chở dầu, lưu thông hàng hóa tại biển Đỏ sẽ trở lại bình thường. Điều này sẽ làm giảm đi phần bù rủi ro cho giá dầu và làm giá dầu giảm.
Chỉ số kinh tế Mỹ
Chỉ số PMI sản xuất của Mỹ tăng đáng kể so với tháng trước và so với dự báo. Cụ thể, chỉ số PMI sản xuất của Mỹ trong tháng trước đạt 51,3. Chỉ số PMI sản xuất đo lường hoạt động trong ngành sản xuất của một nền kinh tế. Chỉ số PMI được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình kinh tế và dự báo xu hướng tương lai. Chỉ số PMI thường được đo lường thông qua các yếu tố như sản lượng, đơn đặt hàng mới, giá cả, số lượng lao động… Chỉ số PMI cao hơn thường liên quan đến sự tăng trưởng kinh tế và có thể ảnh hưởng tích cực đến thị trường tài chính. Ở trong trường hợp này, chỉ số PMI sản xuất của Mỹ cao sẽ khiến đồng USD tăng giá và khiến cho giá dầu giảm.
Kế hoạch cắt giảm sản lượng của OPEC+
OPEC+ đã đồng ý gia hạn các đợt cắt giảm sản lượng dầu cho tới 2025 nhưng đồng thời đưa ra kế hoạch loại bỏ bớt sản lượng cắt giảm tự nguyện vào tháng 10 năm nay.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết kết quả này là tiêu cực đối với giá dầu vì việc loại bỏ dần việc cắt giảm tự nguyện cho thấy mong muốn mạnh mẽ khôi phục sản lượng của một số thành viên OPEC+ bất chấp tồn kho dầu toàn cầu tăng mạnh gần đây.
Quyết định của OPEC+ sẽ khiến giá dầu càng ngày càng giảm do lãi suất hiện vẫn đang cao trong khi sản lượng từ các nhà sản xuất ngoài OPEC ngày càng tăng.