Bản tin sáng ngày 15/06/2024: Giá dầu giảm nhẹ

Bản tin sáng ngày 15/06/2024: Giá dầu giảm nhẹ

Giá dầu giảm nhẹ vào phiên giao dịch hôm thứ Sáu nhưng ghi nhận mức tăng hàng tuần nhờ triển vọng nhu cầu vững chắc năm 2024. Giá dầu giảm nhẹ vào hôm qua sau kết quả dữ liệu khảo sát tâm lý của đại học Michigan cho thấy tâm lý người tiêu dùng Mỹ xấu đi. Tuy nhiên, giá đã tăng 4% trong tuần do các nhà đầu tư kỳ vọng về nhu cầu dầu thô và nguyên liệu vững chắc năm 2024.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/06/2024, giá dầu Brent và WTI đều giảm nhẹ so với khi kết thúc phiên giao dịch ngày 13/06/2024. Giá dầu Brent tương lai giảm từ 82,75 USD/thùng xuống mức 82,62 USD/thùng, tương đương giảm 0,16%. Trong khi dầu thô WTI của Hoa Kỳ giảm 0,17 USD, tương đương 0,26%, đạt mức 78,54 USD.

Giá dầu Brent và WTI tháng 6/2024

Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ do đại học Michigan khảo sát

Một cuộc khảo sát cho thấy niềm tin người tiêu dùng Mỹ suy yếu trong tháng 6, đạt mức thấp nhất trong 7 tháng gần nhất.

Chỉ số này giảm cho thấy người tiêu dùng Mỹ không tin tưởng vào việc tình hình kinh tế đang được cải thiện. Việc người tiêu dùng giảm chi tiêu cũng sẽ làm giảm nhu cầu về nhiên liệu và có thể khiến giá dầu giảm.

Nhu cầu về dầu thô trong tương lai

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ đã nâng ước tính nhu cầu dầu thế giới lên 104,5 triệu thùng mỗi ngày cho năm tới, tăng từ dự báo trước đó là 104,3 triệu thùng mỗi ngày. Trong khi đó, OPEC vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng tương đối mạnh 2,2 triệu thùng/ngày.

Ngược lại, Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã cắt giảm dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu năm 2024 xuống 100.000 thùng mỗi ngày, chỉ còn 960.000 thùng mỗi ngày.

Tuy nhiên, cả ba tổ chức, cơ quan này đều dự đoán nguồn cung toàn cầu sẽ thiếu hụt ít nhất cho đến đầu mùa đông.

Việc các cơ quan năng lượng và các nhà đầu tư đều kỳ vọng nhu cầu tăng trong tương lai là nguyên nhân đã khiến giá dầu tăng trong tuần này.

Putin đưa ra các điều kiện hòa bình

Tổng thống Vladimir Putin cho biết vào thứ Sáu, trước thềm hội nghị hòa bình tại Thụy Sĩ mà Nga không được mời, rằng nước ông sẽ ngừng bắn và tiến hành đàm phán hòa bình nếu Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và rút quân khỏi bốn khu vực của Ukraine mà Moscow tuyên bố chủ quyền.

Những điều kiện này hoàn toàn mâu thuẫn với các điều kiện mà Ukraine yêu cầu, với Kyiv tuyên bố rằng hòa bình chỉ có thể dựa trên việc rút hoàn toàn lực lượng Nga và khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Hội nghị thượng đỉnh cuối tuần ở Thụy Sĩ, sẽ có sự tham dự của đại diện từ hơn 90 quốc gia và tổ chức, dự kiến sẽ tránh xa các vấn đề lãnh thổ và tập trung vào các vấn đề như an ninh lương thực và an toàn hạt nhân ở Ukraine.

Bên cạnh đó, về vấn đề sản xuất dầu, Nga cam kết sẽ đáp ứng các nghĩa vụ sản xuất theo thỏa thuận OPEC+ sau khi cho biết đã vượt quá hạn ngạch trong tháng Năm.

Nhà phân tích John Evans của PVM cho biết: “Dù có bao nhiêu lần hứa hẹn sẽ bù đắp cho việc tuân thủ kém trong tương lai, thị trường vẫn sẽ chứng kiến nguồn cung dầu nhiều hơn mức cam kết và một thỏa thuận có thể sẽ bị phá vỡ.”

Trọng tâm thị trường hiện vẫn đang tập trung vào cuộc đàm phán ngừng bắn tại Gaza. Nếu lệnh ngừng bắn được thông qua thì gần như giá sẽ giảm.

 

 

Tin quốc tế

Phân tích thị trường