Bản tin đầu tuần ngày 12/08: Liệu dữ liệu CPI Mỹ có làm dầu thô tăng vọt?
Cả hai hợp đồng tương lai dầu thô Brent và WTI đều tăng mạnh hơn 3,5% mỗi hợp đồng. Mức chốt tuần tăng này nhấn mạnh tâm lý tăng giá mới được thúc đẩy bởi các chỉ số kinh tế cải thiện, các thay đổi chính sách tiền tệ tiềm năng và rủi ro địa chính trị dai dẳng.
Kết thúc phiên giao dịch tuần trước (từ ngày 05/08 đến hết ngày 09/08), giá dầu Brent đạt 79,66 USD/thùng, tăng từ mức 76,81 USD/thùng, tương đương tăng 3,71%. Giá dầu WTI tăng 3,32 USD đạt mức 76,84 USD/thùng, tương đương giảm 4,52%.
Nguồn: Tổng hợp
Tóm tắt diễn biến tin tức dầu thô tuần trước (từ ngày 05/08 đến hết ngày 11/08):
Chỉ số hàng tồn kho và nhu cầu về xăng dầu tại Mỹ
Báo cáo từ cả EIA cho thấy các số liệu dự trữ dầu thô Mỹ tiếp tục giảm mạnh vào tuần trước.
Cụ thể, theo Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn mong đợi vào tuần trước, trong khi dự trữ xăng và sản phẩm tinh chế tăng khi hoạt động lọc dầu tăng lên và nhu cầu giảm theo.
Dự trữ dầu thô giảm 3,7 triệu thùng xuống còn 429,3 triệu thùng trong tuần trong tuần trước. Dự trữ dầu thô tại trung tâm giao hàng Cushing, Oklahoma, tăng 579.000 thùng. Dự trữ xăng tăng 1,3 triệu thùng trong tuần lên mức 225,1 triệu thùng, trong khi dự trữ sản phẩm tinh chế, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, tăng 900.000 thùng trong tuần trước, đạt 127,8 triệu thùng.
Dữ liệu kinh tế và kỳ vọng chính sách của Fed
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến và dữ liệu lạm phát của Trung Quốc cao hơn dự kiến đã làm giảm bớt lo ngại về nhu cầu toàn cầu. Các tuyên bố của các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang cho biết khả năng cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào tháng 9 đã củng cố thêm tâm lý thị trường.
Tuyên bố bất khả kháng của Libya tại mỏ dầu Sharara đã thắt chặt thêm nguồn cung.
Rủi ro địa chính trị và sản lượng của OPEC+
Mặc dù OPEC+ vẫn duy trì kế hoạch loại bỏ dần cắt giảm sản lượng tự nguyện từ tháng 10, nhưng sản lượng thực tế của nhóm vẫn thấp hơn mục tiêu. Các cuộc xũng đột đang diễn ra ở Trung Đông, bao gồm căng thẳng leo thang ở Gaza và mối đe dọa của các cuộc tấn công của phiên quân Houthi vào tàu thuyền gần Yemen, tiếp tục làm dấy lên lo ngịa về gián đoạn nguồn cung.
Các dữ liệu kinh tế đáng chú ý trong tuần
Các chỉ số kinh tế phản ánh mức độ lạm phát của nền kinh tế Mỹ là PPI và CPI sẽ được công bố lần lượt vào tối ngày 13 và 14 (tức tối thứ Ba và thứ Tư tuần này). Nếu 2 chỉ số này giảm so với tháng trước đó thì kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 và có thể sẽ có nhiều đợt cắt giảm nữa trong năm nay sẽ tăng.
Doanh số bán lẻ Mỹ và chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ theo khảo sát của đại học Michigan sẽ lần lượt được công bố vào ngày 15 và 16 (tức thứ Năm và thứ Sáu tuần này). Đây là 2 chỉ số phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng, cho nên 2 chỉ số này tăng so với tháng trước sẽ là một yếu tố hỗ trợ giá dầu.
Nhận định: Giá dầu thô dự kiến sẽ tăng giá một cách thận trọng, được hỗ trợ bởi các dữ liệu cho thấy nguồn cung thắt chặt, căng thẳng địa chính trị và triển vọng nhu cầu cải thiện khi Fed giảm lãi suất. Tuy nhiên vẫn sẽ có nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể khiến dầu giảm giá bao gồm khả năng xung đột tại Trung Đông hạ nhiệt.