Bản tin sáng ngày 5/2/2025: Giá dầu được hỗ trợ khi Trump khôi phục lệnh cấm vận lên Iran

Bản tin sáng ngày 5/2/2025: Giá dầu được hỗ trợ khi Trump khôi phục lệnh cấm vận lên Iran

Giá dầu biến động trái chiều trong phiên giao dịch thứ Ba do căng thẳng thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump khôi phục chiến dịch gây áp lực tối đa lên Iran nhằm đưa xuất khẩu dầu của nước này về con số 0, theo một quan chức Mỹ. Trump đã ký một bản ghi nhớ tổng thống trước cuộc gặp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, chỉ thị Bộ trưởng Tài chính Mỹ áp dụng “áp lực kinh tế tối đa” lên Iran, bao gồm các lệnh trừng phạt và cơ chế thực thi.

Giá dầu Brent tăng 0,24 USD, tương đương 0,32%, đạt mức 76,20 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô WTI của Mỹ chốt phiên giảm 0,46 USD, tương đương 0,63%, xuống còn 72,70 USD/thùng.

Giá dầu ban đầu chịu áp lực giảm giá do Mỹ áp thuế 10% lên hàng nhập khẩu của Trung Quốc, kéo theo các biện pháp trả đũa của Bắc Kinh. Trong phiên, giá dầu WTI từng giảm hơn 3%, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12.

Giá dầu thô giao dịch từ đầu tháng 1

Trump siết chặt trừng phạt

Trước cuộc gặp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Trump đã ký bản ghi nhớ yêu cầu Bộ Tài chính Mỹ gia tăng “áp lực kinh tế tối đa” lên Iran, bao gồm các lệnh trừng phạt và cơ chế thực thi chặt chẽ hơn.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Trump đã đưa xuất khẩu dầu của Iran xuống gần 0 sau khi tái áp đặt trừng phạt. Dưới thời Tổng thống Joe Biden, xuất khẩu dầu của Iran tăng trở lại khi nước này tìm cách né tránh các lệnh cấm vận.

Hiện Iran là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba trong OPEC, khai thác khoảng 3,3 triệu thùng/ngày, tương đương 3% tổng sản lượng toàn cầu.

Phil Flynn, chuyên gia tại Price Futures Group, nhận định:
“Giá dầu giảm do đòn trả đũa của Trung Quốc, nhưng sau đó tăng trở lại nhờ áp lực trừng phạt mạnh hơn đối với Iran.”

Căng thẳng thuế quan Mỹ – Trung và tác động đến giá dầu

Thị trường đang theo dõi khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc điện đàm để thảo luận về vấn đề thương mại. Tuy nhiên, Trump tuyên bố ông không vội liên lạc với phía Trung Quốc, đồng thời tỏ ra không lo lắng trước các biện pháp đáp trả thuế quan từ Bắc Kinh.

Trước đó, cố vấn thương mại của Trump – Peter Navarro – từng gợi ý rằng hai nhà lãnh đạo sẽ nói chuyện, khiến giới đầu tư kỳ vọng Trung Quốc có thể được hoãn thuế tương tự như Mexico và Canada.

Việc Mỹ và Trung Quốc liên tục áp thuế lên nhau có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu dầu thô, tạo thêm áp lực giảm giá.

Theo Kelvin Wong, chuyên gia phân tích cấp cao tại OANDA:
“Trung Quốc có thể không dừng lại ở thuế 10% đối với dầu thô Mỹ. Nếu Mỹ tiếp tục đánh thuế cao hơn, Bắc Kinh có thể cố tình làm suy yếu đồng nhân dân tệ, khiến đồng USD mạnh lên và gây thêm áp lực giảm giá dầu.”

Trong năm 2024, dầu thô Mỹ chỉ chiếm 1,7% tổng nhập khẩu dầu của Trung Quốc, theo dữ liệu hải quan.

John Kilduff cho rằng Trung Quốc đã có chiến lược thông minh khi nhắm vào dầu thô và khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ: “Việc áp thuế khiến giá dầu Mỹ đắt hơn 5-7 USD/thùng, khiến chúng không còn cạnh tranh trên thị trường.”

Dữ liệu tồn kho tại Mỹ

Tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ tăng trong tuần trước, trong khi tồn kho sản phẩm chưng cất giảm, theo dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API).

Nguồn tin thị trường cho biết tồn kho dầu thô tăng 5,03 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 31/1. Tồn kho xăng tăng 5,43 triệu thùng, trong khi tồn kho sản phẩm chưng cất giảm 6,98 triệu thùng.

Giá dầu hiện đang chịu tác động kép từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung và chính sách trừng phạt Iran của chính quyền Trump. Trong khi thuế quan có thể kéo giá dầu xuống thấp, các biện pháp gây áp lực lên Iran có thể khiến giá bật tăng trở lại. Chiết khấu sẽ tiếp tục tăng, trong khi đó giá bán lẻ bắt đầu đầu từ ngày 13/2 sẽ tiếp tục giảm.

Tin quốc tế

Phân tích thị trường

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x