Bản tin đầu tuần ngày 01/07: Dầu thô đánh dấu tuần tăng thứ 3 liên tiếp

Bản tin đầu tuần ngày 01/07: Dầu thô đánh dấu tuần tăng thứ 3 liên tiếp

Giá dầu thô gần như đi ngang vào tuần trước nhưng vẫn ghi nhận mức tăng khi kết thúc tuần giao dịch, ghi nhận tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp do xung đột địa chính trị liên tục leo thang tại Trung Đông và Châu Âu, tuy nhiên mức tăng giá đã bị giới hạn bởi việc dự trữ dầu thô Mỹ bất ngờ tăng và nhu cầu xăng tại Mỹ đang ở mức yếu.

Kết thúc phiên giao dịch tuần trước (từ ngày 24/6 đến hết ngày 28/6), giá dầu Brent đạt 86,41 USD/thùng, tăng từ mức 85,24 USD/thùng, tương đương tăng 1,37%. Giá dầu WTI tăng 1 USD đạt mức 81,73 USD/thùng, tương đương tăng 1,24%.

Nguồn: Tổng hợp

Tóm tắt diễn biến tin tức dầu thô tuần trước (từ ngày 24/06 đến hết ngày 30/06):

Chỉ số hàng tồn kho và nhu cầu về xăng dầu tại Mỹ

Báo cáo từ cả API và EIA cho thấy các số liệu dự trữ dầu thô Mỹ tăng bất ngờ vào tuần trước.

Cụ thể, theo số liệu của Viện dầu khí Hoa Kỳ (API), tồn kho dầu thô Mỹ tăng ̣914.000 thùng trong tuần trước. Bên cạnh đó, tồn kho xăng tăng 3,843 triệu thùng và tồn kho dầu chưng cất giảm 1,178 triệu thùng. Mức tồn kho cao đang khiến cho các nhà giao dịch dầu thô lo lắng về nhu cầu nhiên liệu toàn cầu vào mùa hè. Tồn kho tăng có thể làm cho giá dầu giảm.

Trong khi đó, cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) báo cáo rằng kho dự trữ dầu thô của nước này đã tăng 3,6 triệu thùng vào tuần trước, một mức tăng bất ngờ so với dự đoán giảm 2,6 triệu thùng. Kho dự trữ xăng của Mỹ cũng tăng 2,7 triệu thùng, so với dự đoán của các nhà phân tích là giảm 1 triệu thùng. Nhu cầu xăng đã giảm khoảng 417.000 thùng mỗi ngày vào tuần trước, xuống còn 8,97 triệu thùng mỗi ngày. Trung bình bốn tuần về nhu cầu giảm khoảng 2% so với mức của năm ngoái. Việc sử dụng xăng của Mỹ chiếm khoảng 10% tổng lượng tiêu thụ dầu trên thế giới, và nhu cầu xăng ở nước này vào tuần trước đã giảm 3,6% so với một năm trước, xuống còn khoảng 8,9 triệu thùng mỗi ngày.

Theo báo cáo Cung cấp Dầu khí Hàng tháng của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) được công bố vào hôm thứ Sáu, mặc dù sản lượng và nhu cầu dầu của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong bốn tháng vào thứ Tư, nhu cầu xăng giảm xuống còn 8,83 triệu thùng mỗi ngày, mức thấp nhất kể từ tháng Hai.

Các dữ liệu kinh tế nâng cao kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất trong tháng 9

GDP của Mỹ tăng trưởng 1,4% so với tháng trước đó, cao hơn con số dự đoán. Tuy nhiên đây vẫn là một con số tương đối thấp. Số liệu về GDP Mỹ được công bố ngày hôm qua ở mức thấp đã ngay lập tức khiến đồng USD giảm giá và dầu thô tăng giá.

Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, giảm nhẹ trong tháng Năm, nâng cao hy vọng về việc cắt giảm lãi suất vào tháng Chín. Cụ thể, chỉ số PCE Mỹ tháng 5 đạt 2,6%, thấp hơn chỉ số tháng Tư là 2,7%.

Các chỉ số kinh tế Mỹ gần đây khiến cho kỳ vọng về việc Fed sẽ giảm lãi suất vào tháng 9 của các nhà đầu tư ngày càng tăng. Theo công cụ CME FedWatch, các nhà giao dịch hiện đang định giá khả năng cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 9 là 64%, tăng từ 50% một tháng trước đó. Việc nới lỏng lãi suất có thể là một yếu tố hỗ trợ cho giá dầu thô vì nó có thể tăng nhu cầu từ người tiêu dùng.

Căng thẳng địa chính trị gia tăng, tạo hỗ trợ cho giá dầu

Tại dải Gaza, xung đột giữa Isreal và phiến quân Hamas vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, vẫn chưa có thỏa thuận ngừng bắn nào được thông qua.

Trong khi đó, căng thẳng xuyên biên giới giữa Isreal và Hezbollah ngày một nóng nóng lên, làm dấy lên lo ngại rằng một cuộc chiến tranh mở rộng có thể lan rộng tới các quốc gia trong khu vực, gây ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cung dầu thô toàn cầu.

Số lượng giàn khoan của Mỹ tiếp tục giảm

Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số lượng giàn khoan dầu hoạt động của Mỹ, một chỉ số sớm về sản lượng trong tương lai, giảm sáu giàn xuống còn 479 trong tuần này, mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2021.

Việc số lượng giàn khoan giảm có thể khiến sản lượng của Mỹ giảm trong tương lai.

Nhận định: Trong tuần này, các chỉ số kinh tế Mỹ về PMI sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp và khảo sát cơ hội việc làm và luân chuyển lao động sẽ được công bố. Các chỉ số này có thể cho thấy sức mạnh của nền kinh tế Mỹ hiện nay. Bên cạnh đó, tuần này chủ tịch Fed sẽ phát biểu vào tối thứ 3 và sau đó 2 ngày biên bản họp của Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC) cũng sẽ được công bố. Biên bản cuộc họp FOMC là một bản ghi chép chi tiết cuộc họp thiết lập chính sách của ủy ban được tổ chức từ khoảng ba tuần trước đó, biên bản mang góc nhìn chuyên sâu về lập trường của FOMC đối với chính sách tiền tệ của Mỹ.

Tin quốc tế

Phân tích thị trường