Bản tin đầu tuần ngày 09/09: Nhu cầu từ Trung Quốc và Mỹ có thể kéo giá dầu xuống sâu hơn nữa
Giá dầu thô vào tuần trước đã giảm đáng kể do sự kết hợp của các tín hiệu nhu cầu toàn cầu yếu kém, sản lượng tăng từ các quốc gia sản xuất dầu OPEC và căng thẳng địa chính trị đang diễn ra. Cả hai chuẩn dầu thô WT và Brent đều đóng tuần với mức giảm mạnh, đánh dấu mức lỗ hàng tuần lớn nhất trong nhiều tháng.
Cuối tuần trước, giá dầu tương lai Brent chốt ở mức 71,06 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2021. Giá dầu thô tương lai WTI chốt ở mức 67,67 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2023. Trong tuần, giá dầu Brent giảm 10% trong khi WTI giảm 8% so với kết thúc tuần trước đó.
Giá dầu Brent và WTI theo tuần giao dịch từ đầu năm 2024. (Nguồn: Tổng hợp)
Tóm tắt diễn biến tin tức dầu thô tuần trước (từ ngày 02/09 đến hết ngày 08/09):
Tồn kho dầu thô Mỹ tiếp tục giảm mạnh
Dự trữ dầu thô Mỹ giảm đáng kể 6,9 triệu thùng, mang lại sự phục hồi ngắn ngủi cho giá dầu vào giữa tuần. Tuy nhiên, tác động của dữ liệu này không kéo dài vì các nhà giao dịch tập trung vào những lo ngại về nhu cầu toàn cầu. Việc hàng tồn kho giảm làm nổi bật sự gia tăng tạm thời về phía nguồn cung, nhưng do không có nhu cầu mạnh mẽ tác động của nó lên giá rất nhỏ.
Nhu cầu yếu từ nền kinh tế nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới
Mối lo ngại về nhu cầu suy yếu tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, là nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý bi quan của thị trường. Dữ liệu kinh tế tháng 8 cho thấy lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đã chạm mức thấp nhất trong sáu tháng, với sự sụt giảm đáng kể trong các đơn đặt hàng xuất khẩu mới. Lĩnh vực bất động sản cũng công bố những con số đáng thất vọng, làm gia tăng thêm mối lo ngại về nhu cầu. Mặc dù nhập khẩu dầu thô đã phục hồi vào tháng 8, nhưng nhu cầu chung trong năm vẫn ở mức thấp, gây thêm áp lực lên giá dầu.
Dữ liệu kinh tế của Mỹ làm gia tăng tâm lý bi quan
Những dữ liệu bi quan của Mỹ cũng góp phần vào sự sụt giảm gá dầu của tuần trước. Dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy tăng trưởng việc làm yếu hơn dự kiến vào tháng 8, làm dấy lên mối lo ngại về sự suy thoái kinh tế nói chung. Sự sụt giảm trong các yêu cầu trợ cấp thất nghiệp đã mang lại một số sự lạc quan trong thời gian ngắn, nhưng tnawg trưởng việc làm yếu kém của khu vực tư nhân, cùng với sản lượng nhà máy giảm, đã khiến kỳ vọng về nhu cầu dầu ở mức thấp. Ngoài ra, mức tiêu thụ dầu thô của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất theo ngày kể từ khi xảy ra đại dịch, làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nhu cầu.
Điều chỉnh nguồn cung của OPEC+ và cắt giảm giá của Ả Rập Saudi
Về phía nguồn cung, OPEC+ đã làm tăng thêm áp lực giảm giá của thị trường bằng cách xác nhận kế hoạch tăng sản lượng thêm 180.000 thùng/ngày vào tháng 10. Sự gia tăng sản lượng này diễn ra khi Ả Rập dự kiến cắt giảm giá dầu cho người mua châu Á tới 0.7 USD/thùng. Những động thái này, mặc dù nhằm mục đích cân bằng động lực thị trường, đã làm dấy lên lo ngại rằng sản lượng cao hơn có thể làm trầm trọng thêm thị trường vốn đã mong manh.
Việc Libya khôi phục một số hoạt động sản xuất dầu trong nước cũng gây sức ép lên giá dầu, với những diễn biến chính trị đang diễn ra báo hiệu khả năng nguồn cung sẽ tiếp tục tăng. Bất chấp sự gián đoạn ở Biển Đỏ, thị trường phần lớn đã bỏ qua những lo ngại này, thay vào đó tập trung vào khả năng giải quyết các tranh chấp nội bộ của Libya.
Triển vọng thị trường tuần này:
Thị trường dầu thô dự kiến sẽ tiếp tục chịu áp lực trong tuần này do những lo ngại dai dẳng về nhuc ầu yếu từ Trung Quốc và Mỹ có khả năng chi phối tâm lý thị trường. Ngoài ra sản lượng dự kiến của OPEC+ vào tháng 10, cùng với nguồn cung phục hồi từ Libya có thể sẽ gây áp lực lên giá. Trừ khi có bất kỳ sự gián đoạn địa chính trị nào hoặc dữ liệu kinh tế nào đột ngột nào có thể đảo ngược xu hướng hiện tại.