Bản tin sáng 16/07: Giá dầu tiếp tục giảm do lo ngại nhu cầu từ Trung Quốc

Bản tin sáng 16/07: Giá dầu tiếp tục giảm do lo ngại nhu cầu từ Trung Quốc

Giá dầu giảm hôm thứ Hai do lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc, lấn át sự hỗ trợ cho các tin tức kinh tế từ Mỹ, nguồn cung hạn chế của OPEC+ và căng thẳng đang diễn ra ở Trung Đông.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/07/2024, giá dầu Brent và WTI đều giảm. Cụ thể, giá dầu Brent tương lai giảm từ mức 85,03 USD/thùng xuống mức 84,85 USD/thùng, tương đương 0,2%. Trong khi đó, dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,3 USD, tương đương 0,4%, lên mức 81,91 USD/thùng.

Nguồn: Tổng hợp

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm chạp, tạo ra sự lo ngại về nhu cầu dầu thô

Nhà phân tích Giobanni Staunovo của UBS cho biết rằng: “Dữ liệu của Trung Quốc bao gồm hoạt động lọc dầu và nhập khẩu dầu thô tạo ra áp lực đối với giá dầu thô. Tuy nhiên, tăng trưởng ở những khu vực khác vẫn tốt.”

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn nhiều so với dự kiến trong quý 2 do suy thoái bất động sản kéo dài và tình trạn bất ổn việc làm, điều này sẽ khiến cho Bắc Kinh sẽ cần đưa ra nhiều hơn những biện pháp kích thích nền kinh tế.

Sản lượng lọc dầu của Trung Quốc trong tháng 6 giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây đã là tháng thứ ba sản lượng này giảm do bảo trì theo kế hoạch, trong khi biên lợi nhuận tinh chế thấp hơn và nhu cầu nhiên liệu mờ nhạt đã thúc đẩy các nhà máy lọc dầu tư nhân cắt giảm sản lượng.

Về các chỉ số kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP của nước này trong quý 2 là 4,7% so với cùng kỳ năm trước, nhỏ hơn so với dự đoán 5,1% so với các nhà phân tích. Doanh số giá bán lẻ tăng 2% so với cùng kỳ trong tháng 6, trong khi các nhà phân tích dự đoán chỉ số này sẽ tăng 3,3%.

Việc nhu cầu nhiên liệu từ Trung Quốc, đất nước nhập khẩu hàng đầu chưa cao đang là yếu tố gây áp lực và khiến giá dầu giảm trong ngày hôm qua.

Những phát biểu của chủ tịch Fed và kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất

Phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế Washington D.C. ngày 15/7, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell cho biết rằng ngân hàng trung ương sẽ không đợi cho đến khi lạm phát đạt 2% mới cắt giảm lãi suất.

Chủ tịch Fed Powell giải thích rằng chính sách của ngân hàng trung ương hoạt động với ”độ trễ dài và có thể thay đổi”. Đó là lý do tại sao Fed sẽ không chờ cho đến khi đạt được mục tiêu.

Ông Powell cho biết: “Nếu chúng ta chờ cho đến khi lạm phát giảm xuống mức 2% thì có lẽ là quá lâu, bởi vì chính sách thắt chặt đang được thực hiện, hay mức độ thắt chặt đang được áp dụng, vẫn đang có tác động có thể khiến lạm phát giảm xuống dưới 2%”.

Thay vào đó, Fed đang tìm kiếm “niềm tin lớn hơn” cho thấy lạm phát sẽ trở lại mức 2%.

Chủ tịch Fed cho biết: “Việc có thêm nhiều dữ liệu lạm phát khả quan sẽ làm tăng thêm sự tự tin. Và gần đây chúng ta đã có được một số dữ liệu như vậy”. Ông Powell cũng cho rằng kịch bản nền kinh tế Mỹ “hạ cánh cứng” không có khả năng xảy ra.

Từ lúc xuất hiện, ông Powell đã nói ngay rằng ông không có ý định đưa ra bất kỳ tín hiệu nào về thời điểm Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất. Cuộc họp chính sách tiếp theo của ngân hàng trung ương là vào hai ngày cuối tháng 7.

Theo công cụ FedWatch của CME cho thấy có 94,4% khả năng Fed cắt giảm lãi suất ít nhất 25 điểm cơ bản trong tháng 9, sau tin tức tuần trước rằng giá tiêu dùng tháng 6 (CPI) giảm lần dầu tiên sau 4 năm. Việc Fed cắt giảm lãi suất sẽ làm tăng nhu cầu về dầu và hỗ trợ dầu thô tăng giá.

Xung đột địa chính trị tại Trung Đông và nguồn cung từ OPEC+

Tại biển Đỏ, hai tàu bị tấn công ngoài khơi thành phố cảng Hodeidah của Yemen, trong đó một tàu báo cáo đã bị hư hại một phần. Hiện nay, vẫn chưa có bên nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Kể từ tháng 11, phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn đã tiến hangfh các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa vào các tuyến đường vận tải ở Biển Đỏ và Vịnh Aden. Nhóm này cho biết những hành động này nhằm thể hiện tin thần đoàn kết với những người Palestine bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Gaza.

Các nhà phân tích cho biết, mặc dù công suất dự phòng dồi dào do Saudi Arabia và các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) khác nắm giữ đã hạn chế hỗ trợ giá. Tại Iraq, Bộ dầu mỏ cho biết nước này sẽ bù đắp cho sản lượng dư thừa kể từ đầu năm 2024. Nguồn cung dầu thô bị thắt chặt cũng là một yếu tố giúp giá dầu đi lên.

Nhận định: Với việc nhu cầu của một khu vực lớn như Trung Quốc vẫn yếu trong khi chủ tịch Fed vẫn chưa đưa ra những thông tin cụ thể về việc cắt giảm lãi suất thì dường như giá dầu trong tuần này sẽ đi ngang hoặc giảm trong tuần này. Thị trường hiện nay sẽ tập trung vào dữ liệu về tồn kho dầu thô Mỹ trong tuần trước được công bố vào tối thứ Ba và thứ Tư hằng tuần, cũng như dữ liệu về doanh số bán lẻ Mỹ được công bố vào tối nay.

 

Tin quốc tế

Phân tích thị trường