Bản tin sáng đầu tuần ngày 14/10: Giá dầu giảm bất chấp căng thẳng tại Trung Đông
Cả hai hợp đồng tương lai Brent và WTI đều chốt tăng trong tuần trước do căng thẳng giữa Iran và Israel leo thang có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cung dầu thô tại khu vực Trung Đông.
Trong tuần trước, giá dầu Brent tăng từ mức 78,05 USD/thùng lên mức 79,04 USD/thùng, tương đương tăng 1,27%. Giá dầu thô tương lai WTI tăng 1,18 USD, tương đương tăng 1,59%. Đây là mức tăng trong tuần lớn nhất trong hơn một năm qua.
Biến động giá dầu thô WTI và Brent theo tuần năm 2024
Diễn biến thị trường tuần trước:
Tình hình xung đột Trung Đông
Cuộc giao tranh giữa Hezbollah và Israel vẫn diễn ra ác liệt mặc dù Hezbollah sẵn sàng đàm phán ngừng bắn.
Theo CNN, Mỹ đã quyết định gửi quân và một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đến Israel nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của nước này trước các tên lửa đạn đạo của Iran. Ngày 13/10 Thủ tướng Benjamin Netanyahu họp nội các để thảo luận về tình hình an ninh của đất nước cũng như các chiến dịch quân sự chống những nhóm vũ trang đồng minh của Iran trong khu vực nhưng điều quan trọng vẫn tiếp tục bỏ ngõ thời gian trả đũa Iran. Nhưng cuối cùng trả qua các cuộc họp, thời gian và cuộc tấn công đã không xảy ra.
Tình hình cung cầu toàn cầu
Theo Cơ quan Thông tin năng lượng (EIA), lượng tồn kho dầu thô tăng thêm 5,8 triệu thùng, lên mức 422,7 triệu thùng vào tuần trước. Trong khi tồn kho dầu tăng, tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ lại giảm lần lượt 6,3 triệu thùng và 3,1 triệu thùng.
Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Libya (NOC) cho biết họ đã khôi phục sản lượng dầu thô về mức trước khi cuộc tranh chấp doanh thu từ dầu mỏ và quyền kiểm soát ngân hàng trung ương của nước này diễn ra.
Cơn bão Milton đổ bộ vào bang Florida Mỹ đã khiến nhu cầu nhiên liệu của bang này tăng mạnh. Cơn bão đã gây thiệt hại lớn với tình trạng mất điện trên diện rộng, dẫn đến việc khoảng một phần tư các trạm xăng tại khu vực này đã cạn kiệt nguồn dự trữ nhiên liệu. Tình trạng này có thể tiếp tục ảnh hưởng đến nguồn cung trong cả tuần này.
Những lo ngại về nhu cầu từ Trung Quốc
Trung Quốc quyết định chia nhỏ các gói kích thích kinh tế của mình thành nhiều phần. Việc chia nhỏ này có thể khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại.
Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố rằng họ hoàn toàn tự tin sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm, nhưng lại không đưa ra các biện pháp tài chính mạnh mẽ hơn, khiến các nhà đầu tư thất vọng vì họ kỳ vọng vào việc nền kinh tế sẽ được hỗ trợ nhiều hơn.
Khả năng cắt giảm lãi suất từ Fed
Tốc độ tăng trưởng CPI tháng 9 tiếp tục giảm so với tháng trước đó, làm tăng kỳ vọng việc Fed cắt giảm 25 điểm lãi suất trong cuộc họp tháng 11.
Triển vọng thị trường tuần này:
Trong tuần này, thị trường sẽ theo dõi dự liệu xuất nhập khẩu của Trung Quốc được công bố vào hôm nay và dữ liệu phản ánh tiêu dùng của Mỹ là doanh số bán lẻ được công bố vào tối ngày 17. Trong ngắn hạn, bất kỳ dữ liệu kinh tế mạnh nào ảnh hưởng đến chu kỳ nới lỏng của Fed có thể gây áp lực lên giá. Giá có thể sẽ đi ngang hoặc giảm nếu như Israel không có động thái tấn công Iran.