Bản tin sáng ngày 07/12/2024: Giá dầu giảm mạnh do lo ngại dư thừa nguồn cung bất chấp quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+

Bản tin sáng ngày 07/12/2024: Giá dầu giảm mạnh do lo ngại dư thừa nguồn cung bất chấp quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+

Giá dầu giảm mạnh vào phiên giao dịch ngày thứ Sáu, đánh dấu tuần giảm giá khi các nhà phân tích dự báo thặng dư nguồn cung trong năm tới do nhu cầu yếu mặc dù OPEC+ quyết định trì hoãn tăng sản lượng và gia hạn cắt giảm sản lượng sâu đến cuối năm 2026.

Giá dầu Brent giảm từ 72,09 USD/thùng xuống 71,12 USD/thùng, tương đương giảm 1,4%. Trong khi đó, hợp đồng dầu thô tương lai WTI giảm 1,1 USD, tương đương 1,6%, xuống mức 67,20 USD/thùng.

Giá dầu Brent giảm hơn 2,5% trong tuần, trong khi WTI giảm 1,2%.

Giá dầu giảm mạnh

Giá dầu Brent và WTI giao dịch từ đầu tháng 11

Giá dầu giảm mạnh khi sản lượng tại Mỹ tăng

Báo cáo từ Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu khí hoạt động tại Mỹ tăng lần đầu tiên sau 8 tuần, với 482 giàn khoan dầu (tăng 5 giàn) và 102 giàn khoan khí (tăng 2 giàn). Điều này báo hiệu sản lượng dầu từ nhà sản xuất lớn nhất thế giới có thể tăng, khiến giá dầu chịu áp lực giảm thêm.

Dù vậy, tổng số giàn khoan vẫn thấp hơn 6% so với cùng kỳ năm trước, giảm 37 giàn.

OPEC+ hoãn kế hoạch sản lượng đến 2026

Hôm thứ Năm, OPEC+ quyết định lùi thời điểm tăng sản lượng thêm ba tháng, đến tháng 4/2024, và kéo dài thời hạn giảm sản lượng sâu đến cuối năm 2026. Quyết định này nhằm ứng phó với nhu cầu yếu và sản lượng tăng từ các khu vực khác, đặc biệt là Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng việc hoãn tăng sản lượng có thể được hiểu là dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang chậm lại.

Triển vọng thị trường dầu mỏ

Theo Bank of America, giá dầu Brent dự kiến giảm xuống mức trung bình 65 USD/thùng vào năm 2025 do lượng cung dư thừa, trong khi tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ đạt 1 triệu thùng/ngày vào năm 2024.

HSBC cũng đã điều chỉnh dự báo lượng dư thừa thị trường dầu xuống còn 0,2 triệu thùng/ngày, giảm từ mức 0,5 triệu thùng/ngày trước đó.

Dù vậy, giá dầu Brent đã dao động trong khoảng hẹp 70-75 USD/thùng trong tháng qua, khi các tín hiệu nhu cầu yếu từ Trung Quốc và rủi ro địa chính trị tại Trung Đông vẫn là tâm điểm.

Tamas Varga, chuyên gia phân tích tại PVM, cho biết: “Thị trường đang bị kẹt trong khoảng dao động hẹp. Các yếu tố tức thời có thể đẩy giá tăng trong ngắn hạn, nhưng triển vọng trung hạn vẫn khá ảm đạm.”

Ngoài ra, một báo cáo việc làm trái chiều tại Mỹ, với sự phục hồi mạnh mẽ trong tuyển dụng nhưng tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ, cũng tác động tiêu cực đến giá dầu trong tuần này.

Báo cáo việc làm Mỹ tạo sức ép lên giá dầu

Dữ liệu từ bảng lương phi nông nghiệp cho thấy số lượng thay đổi người có việc làm này trong tháng trước đạt 227 nghìn người. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng lên 4,2% trong tháng trước. Điều này cho thấy thị trường việc làm Mỹ vẫn đang ổn định và có thể sẽ khiến Fed trì hoãn việc giảm lãi suất. Lãi suất cao sẽ làm giảm nhu cầu mở rộng sản xuất, làm giảm nhu cầu dầu thô và giá dầu thô.

Xu hướng thị trường: Nếu không có sự kiện địa chính trị nào bất ngờ xảy ra, giá dầu nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng giảm vào tuần sau khi lo ngại về việc Fed sẽ trì hoãn việc giảm lãi suất tăng lên. CPI (công bố vào 11/12) của Mỹ sẽ có những tác động tới chính sách của Fed trong cuộc họp ngày 17-18 tháng 12 và kết quả cuộc họp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá dầu. Hiện tại các chuyên gia đang dự báo CPI sẽ tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn so với tháng trước). Chiết khấu các mặt hàng sẽ tăng dần.

Tin quốc tế

Phân tích thị trường