Bản tin sáng ngày 14/1/2025: Giá dầu tăng 2% lên mức cao nhất trong 4 tháng khi lệnh trừng phạt dự kiến làm gián đoạn nguồn cung từ Nga

Bản tin sáng ngày 14/1/2025: Giá dầu tăng 2% lên mức cao nhất trong 4 tháng khi lệnh trừng phạt dự kiến làm gián đoạn nguồn cung từ Nga

Giá dầu tăng khoảng 2% lên mức cao nhất trong bốn tháng vào thứ Hai do kỳ vọng rằng các biện pháp trừng phạt mở rộng của Mỹ đối với dầu mỏ Nga sẽ buộc người mua ở Ấn Độ và Trung Quốc phải tìm nguồn cung cấp khác.

Giá dầu Brent trong phiên giao dịch tăng 1,25 USD, tương đương 1,6%, chốt ở mức 81,01 USD/thùng, trong khi đó dầu thô WTI của Mỹ tăng 2,25 USD, tương đương 2,9%, chốt ở mức 78,82 USD/thùng. Giá dầu Brent đóng cửa trong phiên giao dịch ngày hôm qua là mức giá đóng cửa cao nhất kể từ ngày 26 tháng 8 và WTI lên mức cao nhất kể từ  ngày 12 tháng 8. Hơn nữa, với giá hợp đồng kỳ hạn tháng đầu Brent và WTI tăng hơn 6% trong ba phiên giao dịch gần đây, chênh lệch giá giữa hợp đồng kỳ hạn tháng đầu và các hợp đồng kỳ hạn sau, được gọi là “time spreads” trong ngành năng lượng, đã tăng lên mức cao nhất trong vài tháng.

Giá dầu tăng

Giá dầu Brent và WTI giao dịch từ đầu tháng 1

Nga đối mặt với khó khăn từ lệnh trừng phạt

Các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc và Ấn Độ, hai khách hàng lớn nhất của Nga, đang tìm kiếm nguồn cung thay thế do các lệnh trừng phạt mới từ Mỹ. Lệnh trừng phạt này nhắm vào các nhà sản xuất và tàu chở dầu Nga nhằm hạn chế doanh thu của Nga.

Theo Goldman Sachs, các tàu vận chuyển dầu bị trừng phạt chiếm 1,7 triệu thùng mỗi ngày (25% xuất khẩu của Nga). Ngân hàng này dự đoán giá dầu Brent sẽ dao động trong khoảng 70-85 USD, nhưng nhiều khả năng sẽ tăng lên trên ngưỡng này.

Tamas Varga, chuyên gia phân tích của PVM, nhận định: “Có những lo ngại thực sự về nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu Nga. Kịch bản xấu nhất có vẻ đang trở thành hiện thực.”

Hiện có ít nhất 65 tàu chở dầu đang neo đậu ngoài khơi Nga và Trung Quốc sau khi Mỹ công bố gói trừng phạt mới. Những tàu này từng được sử dụng để vận chuyển dầu sang Ấn Độ và Trung Quốc sau các lệnh trừng phạt trước đây của phương Tây.

Sáu quốc gia EU đã kêu gọi giảm mức giá trần áp dụng cho dầu Nga, lập luận rằng điều này sẽ giảm nguồn thu của Moscow mà không gây sốc cho thị trường.

Các yếu tố gây áp lực lên giá dầu

Trong một động thái có thể làm giảm một số mức tăng giá do rủi ro nguồn cung trên thị trường dầu toàn cầu, các nhà hòa giải đã gửi cho Israel và Hamas bản dự thảo cuối cùng của thỏa thuận chấm dứt chiến tranh tại Gaza sau một bước ngoặt vào nửa đêm trong các cuộc đàm phán với sự tham gia của đại diện từ Joe Biden và Donald Trump.

Đồng đô la Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 26 tháng so với một rổ tiền tệ khác sau khi dữ liệu tuần trước cho thấy tăng trưởng việc làm ở Mỹ bất ngờ tăng tốc trong tháng 12 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,1%, điều này có thể dẫn đến lạm phát cao hơn. Đồng đô la mạnh hơn có thể làm giảm nhu cầu năng lượng bằng cách khiến các hàng hóa được định giá bằng đô la, như dầu mỏ, trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.

Bên cạnh đó, những kỳ vọng về việc Fed sẽ giảm lãi suất vào đầu năm 2025 cũng giảm dần. Lãi suất cao hơn, được sử dụng để chống lạm phát, cũng có thể làm giảm nhu cầu năng lượng bằng cách tăng chi phí vay và làm chậm tăng trưởng kinh tế.

Chiết khấu các mặt hàng sẽ tiếp tục giảm dần cho đến ngày 16/1. Nếu giá dầu WTI duy trì trên mức 77 USD/thùng thì giá bán lẻ kỳ 23/1 sẽ tiếp tục tăng