Bản tin sáng ngày 17/2/2025: Giá biến động do nhiều yếu tố đan xen, lạm phát Mỹ tăng mạnh
Giá dầu chịu tác động từ nhiều yếu tố trái chiều
Thị trường dầu mỏ đang bị chi phối bởi các yếu tố tăng và giảm giá đan xen. Một số yếu tố hỗ trợ giá dầu bao gồm:
- Lo ngại nguồn cung thắt chặt: Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên dầu mỏ Iran và Nga, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung thiếu hụt.
- Căng thẳng địa chính trị: Lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza vẫn mong manh, làm gia tăng rủi ro bất ổn.
- Nhu cầu dầu toàn cầu tăng: Theo JPMorgan, nhu cầu dầu đã đạt 103,4 triệu thùng/ngày, cao hơn 1,4 triệu thùng/ngày so với năm trước.
Tuy nhiên, những yếu tố gây áp lực lên giá dầu đang chiếm ưu thế.
- Tồn kho dầu của Mỹ tiếp tục tăng, cho thấy nguồn cung dồi dào.
- Khả năng đạt thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine, giúp ổn định thị trường năng lượng.
- Mỹ cân nhắc áp thuế quan đối ứng, có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại, tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.
Lạm phát Mỹ vượt dự báo, Fed có thể duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, chỉ số lạm phát tháng 1/2025 tăng 0,5%, cao hơn dự báo. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt, ảnh hưởng đến giá dầu và thị trường tài chính.
Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu nghiên cứu các mức thuế quan đối ứng trước ngày 1/4, báo hiệu nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trong tuần này, thị trường dầu thô sẽ chịu ảnh hưởng từ biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ mới nhất của Fed, khảo sát sản xuất của Fed Philadelphia, chỉ số quản trị mua hàng, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Mỹ và dự trữ dầu thô tại Mỹ.
Chiến lược giao dịch
- Chiết khấu các mặt hàng tăng, ưu tiên đàm phán mua hàng với mức chiết khấu cao.
- Duy trì tồn kho thấp để giảm rủi ro trong giai đoạn biến động giá.
- Theo dõi giá WTI: Nếu vượt ngưỡng 71,5 – 72 USD/thùng, chiết khấu có thể giảm.